Nghiên cứu Porites lutea

Tốc độ phát triển của san hô bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường; những mảng san hô khổng lồ tạo ra một dải dài calci cacbonat hàng năm, và độ dày của dải cho biết tốc độ phát triển của chúng. Các nhà nghiên cứu ở Indonesia đã nghiên cứu tốc độ phát triển của Porites lutea và tương quan điều này với hiện tượng El Niño. Tốc độ tăng trưởng cao hơn ở các sườn dốc dưới tác động của sóng lớn hơn, và tăng trưởng thấp hơn ở các sườn dốc ít có sóng chuyển động hơn. Tốc độ tăng ở mức cao nhất vào năm 1992, khi nhiệt độ nước biển là khoảng 28 °C (82 °F), và thấp nhất vào năm 1998 khi nhiệt độ là 29,6 °C (85,3 °F). Mối tương quan giữa nhiệt độ nước và tốc độ tăng trưởng rất phức tạp, nhưng nhìn chung thì tốc độ tăng trưởng của san hô thấp hơn khi san hô bị căng thẳng bởi nhiệt độ nước cao hơn.[8]

Khi Porites lutea tiếp xúc với mức độ sắt cao đã dẫn đến sự tẩy trắng thấy rõ qua sự mất mát của tảo đơn bào cộng sinh; tuy nhiên ảnh hưởng này ít được ghi nhận hơn ở những san hô từng tiếp xúc với mức độ sắt cao, cho thấy sự phát triển của khả năng chịu đựng với kim loại.[9]